Ngài sanh năm 1601, mất năm 1648.
Lăng ngài Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế gọi là Trường Diên,
táng tại làng An Bảng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
Lăng của Đức Bà tên gọi Vĩnh Diên ở làng Chiêm Sơn, huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đức Thái Tôn Hiếu Chiêu Hoàng
Đế và bà Nguyên Phối đều thờ tại Thái Miếu, Án Hữu Nhứt.
Hoàng Tử Vỏ và Hoàng Tử Quỳnh mất sớm, thành vô tự, vì
thế nên Hệ Tư không có.
(Trích
Hoàng Tộc Lược
Biên)
Khi Công Tử trưởng mất, con thứ hai của Chúa Sãi là Nguyễn
Phúc Lan được lập làm thế tử. Dưới thời Chúa Sãi, Công Tử
Nguyễn Phúc Lan lập nhiều công lớn nên được phong là Nhân
Lộc Hầu.
Chúa Nguyễn Phúc Lan tính tình thuần hậu, trong việc
trị dân lấy công bằng nhân đức làm gốc, đất nước lúc bấy
giờ được thịnh vượng hơn lúc nào hết, vì thế dân chúng yêu
mến Ngài và thường gọi là Chúa Thượng.
Năm 1636 Chúa Thượng dời phủ Chúa về làng Kim Long,
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1643 - 1644, lực lượng hải thuyền của Hà Lan và đô
đốc Piter Bach chỉ huy và quân Trịnh Tráng kết hợp đánh
phá Nam Hà, Chúa sai người con thứ hai là Công Tử Nguyễn
Phúc Tần cầm quân đánh thắng hải quân Hà Lan ở cửa Eo
(Thuận An)
(13)
Thấy tình hình xứ Thuận Quảng ổn định, Chúa Thượng cho
mở khoa thi (1647) chính đồ và Hoa văn
(14)
để tuyển chọn nhân tài ra cứu giúp nước. Chúa Thượng mở
rộng cửa các cảng Hội An, Đà Nẵng cho người nước ngoài vào
giao thương buôn bán, nhờ đó thu thêm được thuế xuất nhập
tàu của các thương thuyền nước ngoài
(15).
Chúa Nguyễn Phúc Lan lập ra Hệ Bốn Tiền Biên, có 3
Công Tử, 1 Công Nữ.
(Trích
Nguyễn Phước Tộc
giản yếu) |