Ngài

Quốc Chúa (6)

Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế

    Ngài sanh năm 1675, mất năm 1725.

Lăng Đức Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế (Trường Thanh) ở tại làng Kim Ngọc, lăng của Đức Bà (Vĩnh Thanh) ở làng Trúc Lâm, hai lăng này đều thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Ngài và Bà đều thờ tại Thái Miếu, Tả Tam Án.

Hệ Bảy hiện có 27 Pḥng, nam được 1420 người. (Năm 1943)

Mỗi Pḥng đều có nhà thờ riêng và đều ở tỉnh Thừa Thiên, trong các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ. Ở Tôn Thất xă, tổng An Nông, có nhà thờ Ngài Hoàng Nhị Tử; cùng trong tổng ấy, ở làng Xuân Lai có nhà thờ Ngài Hoàng Nhị Thập Nhứt Tử. Nhà thờ Ngài Hoàng Thập Ngũ Tử, Ngài Hoàng Tam Thập Tử ở làng Vinh Hoà, Ngài Hoàng Tam Thập Tam Tử ở làng Phú An cũng đều tại tổng Diêm Trường.

Các Ngài Hoàng Tứ Tử, Ngũ Tử, Thập Nhị, Thập Lục, Nhị Thập Ngũ, Nhị Thập Lục Tử đều thờ tại làng An Cựu, tổng An Cựu, Ngài Hoàng Cửu Tử có nhà thờ tại làng Lương Quán, tổng Cư Chánh; Ngài Hoàng Nhị Thập Tử nhà thờ tại làng Bảng Lăng, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ.

Ở huyện Hương Trà th́ có các nhà thờ các Ngài: Hoàng Thập Tử, Hoàng Thập Thất, Hoàng Thập Bát, Nhị Thập Nhị, Nhị Thập Thất, Tam Thập Nhị, Tam Thập Thất Tử đều tại làng Phú Xuân, tổng Phú Xuân, các Ngài Hoàng Thất Tử, Hoàng Thập Thất Nhứt Tử nhà thờ ở làng Định Môn, tổng Long Hồ; Ngài Hoàng Bát Tử nhà thờ ở làng Hương Cần, tổng Hương Cần; Ngài Hoàng Thập Tam Tử nhà thờ ở làng Vạn Xuân, tổng An Ninh; Ngài Hoàng Thập Cửu Tử nhà thờ ở làng La Chử, tổng Long Hồ; nhà thờ Ngài Hoàng Nhị Thập Tam Tử ở làng An Vân và nhà thờ Ngài Hoàng Nhị Thập Cửu Tử ở làng Long Hồ cũng trong tổng An Ninh.

(Trích Hoàng Tộc Lược Biên)

Chúa Nguyễn Phúc Chu là con trưởng của Chúa Nghĩa, khi lên kế nghiệp Chúa, Ngài mới có 16 tuổi nhưng đă có đức tính tốt, biết chiêu hiền đăi sĩ, biết nghe lời can gián, bỏ xa hoa, nhẹ thuế mà siêu dịch cho dân, được dân chúng yêu quư, thường gọi Ngài là Quốc Chúa hay Chúa Minh.

    Noi gương các Tiên Chúa, Chúa Minh đă chú trọng mở rộng bờ cơi về phương Nam đến tận Hà Tiên.

    - Năm 1697 có thêm đất c̣n lại của tỉnh Phan Rang và toàn tỉnh B́nh Thuận (16) .

    - Năm 1700 có thêm vùng Sông Bé, La Ngà và Tánh Linh.

    - Năm 1708 có thêm đất Hà Tiên do Mạc Cửu dâng (Chúa đặt thành trấn Hà Tiên và giao lại Mạc Cửu trấn giữ) (17) .

    Ngài đă cử sứ bộ sang tàu cầu phong, vua Thanh chưa chấp nhận, v́ cho là c̣n Vua Lê mặc dù họ Nguyễn có lănh thổ và hùng mạnh. V́ vậy, Ngài và quần thần tôn xưng "Quốc Chúa Đại Việt" và đúc ấn tỷ "Đại Việt Quốc Nguyễn - Chúa Vĩnh Trấn chi bảo", ấn tỷ này lưu truyền cho các đời sau đến triều Vua Gia Long (18) . Ngài đă mở đầu cho việc xưng vương hiệu ngay khi lên ngôi kế nghiệp Chúa và bỏ tước hiệu của Bắc Hà trên văn kiện.

    Chúa Nguyễn Phúc Chu sáng lập Hệ Bảy Tiền Biên, có 38 Công Tử và 4 Công Nữ.

(Trích Nguyễn Phước Tộc giản yếu)

38 Hoàng Tử :

1- Nguyễn Phúc Thụ, Đức Túc Tôn Hiếu Ninh Hoàng Đế, Ninh Vương (7)

2- Hoàng Tử Thể

3- Không rơ

4- Hoàng Tử Long

5- Hoàng Tử Haỉ

6- Không rơ

7- Hoàng Tử Liêm

8- Luân Quốc Công

9- Hoàng Tử Thứ

10- Hoàng Tử Lân

11- Hoàng Tử Chấn

12- Nhân Quốc Công

13- Hoàng Tử Đàng

14- Hoàng Tử Thiện

15- Hoàng Tử Khánh

16- Hoàng Tử Cảo

17- Hoàng Tử B́nh

18- Chưởng Cơ Quận Công

19- Chưởng Vệ Quận Công

20- Hoàng Tử Khảm

21- Hoàng Tử Quân

22- Hoàng Tử Luân

23- Hoàng Tử Bính

24- Hoàng Tử Tôn

25- Hoàng Tử Nghiêm

26- Hoàng Tử Hưng

27- Thiếu Bảo Thạnh Quận Công

28- Hoàng Tử Hảo

29- Hoàng Tử Kỷ

30- Hoàng Tử Thuyên

31- Hoàng Tử Hanh

32- Hoàng Tử Lộc

33- Hoàng Tử Triêm

34- Hoàng Tử Khiêm

35 & 36- Không rơ

37- Hoàng Tử Độ

38- Hoàng Tử Tài

4 Bà Công Chúa :

1- Ngọc Sanh

2- Ngọc Phụng

3- Ngọc Nhật

4- Không rơ.

Bảng sơ đồ gia phả này từ Định Quốc Công Nguyễn Bặc, khởi tổ đời thứ 1 cho đến Trừng Quốc Công Nguyễn Văn Lựu (14) dựa theo Phả miền Bắc của chị Nguyễn Ngọc Biên, đến đời Đức Triệu Tổ Tịnh Hoàng Đế Nguyễn Kim (15) cho đến Vua Bảo Đại (31) dựa theo Phả phía Nam.


Copyright © 2002 - 2004 Nguyen Phuoc Toc. All rights reserved.

baoky36@hcm.vnn.vn