Ngài Nguyễn Phúc
Thuần là con thứ 16 của Vơ Vương. Khi Vơ Vương c̣n tại thế, Ngài
phong cho con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm Thế Tử.
Năm 1765, trước
khi Vơ Vương mất, thế tử đă mất sớm và con thế tử là Nguyễn Phúc
Dương hăy c̣n nhỏ, mà con trưởng Vơ Vương cũng mất rồi, nên Vơ
Vương làm di chiếu lập người con thứ 2 là Nguyễn Phúc Luân (thân
phụ Vua Gia Long sau này), lên nối nghiệp Chúa, nhưng khi ấy
quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy, bèn đổi di
chiếu để lập người con thứ 16 của Vơ Vương mới 12 tuổi lên làm
Chúa, gọi là Định Vương để dễ bề thao túng.
Ngài Nguyễn Phúc
Thuần tức Định Vương c̣n tuổi niên thiếu nên quyền hành đều do
Trương Phúc Loan nắm giữ. Trương Phúc Loan chuyên quyền lại tham
lam tàn bạo nên dân chúng oán ghét, ḷng người ly tán.
Lấy lư do diệt
loạn thần Trương Phúc Loan, anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn (B́nh
Định) khởi nghĩa, uy thế rất mạnh. Họ Trịnh ở Bắc Hà cũng đưa
quân vào đánh Nam Hà. Định Vương thế yếu, không chống nổi cả 2
mặt: anh em Nguyễn Nhạc chiếm mất đất từ Quảng Nam đến B́nh
Định; quân họ Trịnh chiếm mất Phú Xuân, Định Vương phải chạy vào
Gia Định, tổ chức lực lượng chống lại Tây Sơn và lập cháu là
Nguyễn Phúc Dương
(23) làm
Đông Cung ở lại trấn giữ Quảng Nam.
Thế quân Tây Sơn
rất mạnh. Định Vương phải chạy về Long Xuyên, nhưng chẳng bao
lâu Nguyễn Huệ đem quân đuổi theo bắt được đem về Sài G̣n và
ngày 18/9/1777 đem giết Định Vương cùng với một số trung thần và
Hoàng Tộc khác như Ngài Nguyễn Phúc Đông (anh ruột Ngài Nguyễn
Phúc Ánh), cha con Chưởng Cơ Trương Phước Thâu, Lưu Thủ Lương và
tham mưu Nguyễn Danh Kháng
(24) . Chỉ
một Công Tử may mắn thoát nạn, đó là Ngài Nguyễn Phúc Ánh chạy
trốn ra đảo Thổ Chu.
Định Vương ở
ngôi Chúa 11 năm, lên ngôi Thái Thượng Vương gần 1 năm. Ngài
không có con nối dơi cũng như can qua quốc biến nên chưa lập hệ
10 tiền biên.
Lăng Định Vương
gọi là Trường Thiệu, tại làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên.
Lăng Đức Bà hiện
chưa biết ở đâu.
Định Vương và
Đức Bà đều thờ tại Thái Miếu, Hữu Tứ Án trong Đại Nội kinh thành
Huế.
(Trích
Nguyễn Phước Tộc
giản yếu) |