Vua Hàm Nghi, con
Ngài Kiên Thái Vương là em Ngài Ưng Kư, tức Đức Vua Đồng Khánh
sau này.
Ngài lên ngôi
tháng 8/1884 đặt niên hiệu Hàm Nghi với sự Phụ chính của 2 đại
thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường trong cảnh nước mất nhà
tan với quân xâm lược Pháp đặt nền thống trị lên xứ sở.
Sau khi cuộc
chính biến chống Pháp ngày 5/7/1885, do chủ mưu của Phụ chính
Tôn Thất Thuyết thất bại, Ngài được quần thần rước xa giá ra
Quảng Trị, sau đó lên Sơn Pḥng Tân sở rồi về vùng Tuyên Hoá
(Quảng B́nh) lúc đó Ngài mới 14 tuổi. Tại Tân Sở Ngài tuyên hịch
Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành
độc lập.
Tại căn cứ địa
lănh đạo phong trào Cần Vương, Ngài được tướng thần Tôn Thất
Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ
Ngài, cùng Đề Đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau pḥng thủ
và tấn công lực lượng Pháp trong vùng. Và sau đó tướng thần ra
Bắc để đi cầu viện Trung Quốc.
Tháng 9/1888,
suất đội Nguyễn Đ́nh T́nh ra đầu thú với Pháp tại đồng Đồng Cá.
Tên T́nh lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú, rồi Ngọc và
T́nh t́nh nguyện với Pháp đem thủ hạ đi vây bắt Vua Hàm Nghi.
Sau khi đă khép chặt ṿng vây khu căn cứ, đêm khuya ngày
26/9/1888 chúng xông vào nơi Đức Vua Hàm Nghi đang nghỉ, ông Tôn
Thất Thuyết đang ngủ nghe động, cầm gươm vùng dậy th́ bị đâm
chết, rồi chúng ập vào bắt Ngài. Đức Hàm Nghi chống Pháp được 3
năm. Lúc bị bắt Ngài mới 17 tuổi.
Sau khi bắt được
Ngài, quân Pháp đưa về đồn Thuận Bài (Quảng B́nh) rồi đưa xuống
tàu về Thuận An (Huế); về sau đem Ngài sang an trí tại Algérie
thuộc địa của Pháp ở Châu Phi. Ngài mất năm 1943 thọ 71 tuổi.
Việc thờ
phụng ba Hoàng Đế yêu nước bị thực dân Pháp phế truất:
Trước Cánh mạng
Tháng 8: tại Thế Miếu trong Đại Nội, thờ 7 Vua là Đức Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Khải
Định.
Từ năm 1954 trở
lại đây: bài vị của Đức Vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đă
được Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phước Tộc rước vào Thế Miếu tôn thờ
với các Đức Vua nêu trên.
(Trích
Nguyễn Phước Tộc
giản yếu) |